Trên thế giới hiện nay, tại thị trường khó tính như Châu Âu và Mỹ. Sơn dầu lau gỗ (Hardwax Oil) đang là sản phẩm được lựa chọn hàng đầu để hoàn thiện bề mặt đồ gỗ. Với nhiều ưu điểm vượt trội so với sơn, sơn dầu lau gỗ (Hardwax Oil) đang dần tạo thành 1 xu thế mới trong sản xuất đồ nội, ngoại thất. Và quan trọng nhất, sơn dầu lau gỗ (Hardwax Oil) có nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật, xu hướng cả thể giới đang hướng đến là kiến trúc xanh.
– Sơn dầu lau gỗ (Hardwax Oil) là một hỗn hợp được sản xuất từ một hoặc nhiều loại dầu thực vật khác nhau kết hợp với các loại sáp; Công thức cũng có thể chứa một loạt các hóa chất bổ sung như dung môi (VOC), chất làm khô và tinh màu.
– Sơn dầu lau gỗ (Hardwax Oil) có nguồn gốc từ Châu Âu, việc sử dụng dầu lau gỗ trong nội thất đang dần trở nên phổ biến ở thị trường Bắc Mỹ.
– Sử dụng sơn dầu lau gỗ (Hardwax Oil) trong hoàn thiện bề mặt mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ riêng, toát lên vẻ tự nhiên vốn có của chất gỗ. Hoàn toàn không tạo thành 1 lớp nhựa lên trên bề mặt gỗ như Sơn.
– Trước khi Vecni và Sơn được phát triển để bảo vệ và làm đẹp bề mặt gỗ, gỗ thường được bảo vệ và bảo quản bằng nhựa thông hoặc các chất nhờn khác. Sau những năm 1800, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng dầu hạt lanh cung cấp các đặc tính bảo vệ rất tốt khi sử dụng lên gỗ. Khi dầu hạt lanh được sử dụng để làm đẹp và bảo vệ gỗ, các nhà sản xuất thường kết hợp thêm sáp ong để tăng cường vẻ ngoài và làm cho gỗ có khả năng chống ẩm, bụi bản tốt hơn. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa dầu lanh và sáp ong không quá hiệu quả trong quá trình sử dụng, vì sáp ong chỉ có thể bám trên bề mặt gỗ mà không thẩm thấu được vào gỗ. Do vậy trong quá trình sử dụng phải thường xuyên bảo trì.
– Vào những năm 1990, các sản phẩm dầu lau gỗ (dầu kết hợp với sáp) đầu tiên đã được phát triển ở Châu Âu và tiến vào thị trường đồ gỗ.
– Sơn dầu lau gỗ (Hardwax Oil) có thể được sử dụng để làm đẹp và bảo vệ bề mặt gỗ như: sàn gỗ, đồ gỗ, mặt bàn gỗ, tủ gỗ, đồ chơi bằng gỗ, đĩa trình bày trang trí (khi được chứng nhận sử dụng an toàn thực phẩm).
– Dầu lau gỗ được ứng dụng cho cả nội thất và ngoại thất.
– Dầu được sử dụng thường là loại dầu thực vật như dầu hạt lanh, được ép từ hạt của cây lanh. Dầu hạt lanh có kích thước phân tử rất nhỏ, dễ dàng thâm nhập vào các tế bào gỗ.
– Các loại dầu khác được sử dụng trong công thức có thể là: dầu cây rum, dầu đậu nành, dầu tung, dầu cây kế, và những thứ khác.
– Bên cạnh phần dầu, dầu lau gỗ cũng chứa các loại sáp cứng tự nhiên. Sáp phổ biến là sáp ong và sáp carnauba.
– Dòng sơn dầu lau gỗ 1 thành phần: Nói dễ hiểu, Dầu lau gỗ 1 thành phần sẽ khô bằng cách phản ứng oxy hóa có trong không khí. Quá trình khô có thể lên đến 30 ngày tùy vào từng loại dầu. Trong quá trình đợi dầu khô tuyệt đối không để dầu lau gỗ tiếp xúc với chất lỏng.
– Dòng sơn dầu lau gỗ 2 thành phần: Khác với dầu 1 thành phần. Dầu lau gỗ 2 thành phần có tốc độ khô nhanh hơn nhờ 2 phản ứng. Họ sử dụng phản ứng đóng rắn oxy hóa tương tự như một thành phần và thêm vào đó là phản ứng hóa học từ thành phần phụ gia. Thành phần phụ gia giúp cho lớp dầu lưu hóa nhanh hơn nhiều so với chỉ quá trình có quá trình oxy hóa. Các sản phẩm dầu lau gỗ 2 thành phần thường khô chỉ trong vòng 3-4 ngày. Ví dụ: Dầu Oil Plus 2C của Dầu lau gỗ Rubio Monocoat
Như vậy, sử dụng sơn dầu lau gỗ 2 thành phần sẽ khô nhanh hơn dầu 1 thành phần và với hợp chất phụ gia thêm vào ở dầu 2 thành phần sẽ giúp khả năng chống thấm nước và độ cứng bề mặt tốt hơn nhiều so với dầu 1 thành phần.
– Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) là các hóa chất có áp suất hơi cao ở nhiệt độ phòng thông thường . Áp suất hơi cao của chúng là kết quả từ điểm sôi thấp, khiến cho một số lượng lớn các phân tử bay hơi hoặc phát tán từ dạng lỏng hoặc rắn của hợp chất và đi vào không khí xung quanh.
– VOC rất nhiều, đa dạng và có mặt ở khắp nơi. Chúng bao gồm cả các hợp chất hóa học do con người tạo ra và tự nhiên. Một số VOC nguy hiểm cho sức khỏe con người hoặc gây hại cho môi trường. VOC nhân tạo được quy định bởi pháp luật, đặc biệt là trong nhà, nơi nồng độ là cao nhất. VOC độc hại thường không gây ra biểu hiện ban đầu khi mới tiếp xúc, nhưng có tác dụng lâu dài đối với sức khỏe (Ung thư, viêm đường hô hấp,…) (Wiki)
– Một số người nhạy cảm với các hóa chất trong sản phẩm hoàn thiện gỗ, thường là các thành phần bay hơi có trong Sơn. Do đó, dầu lau gỗ VOC 0% là một lựa chọn hợp lý hơn và thường được chọn cho một dự án hoàn thiện gỗ cho những người nhạy cảm với hóa chất trong sơn.
– Một số nhà sản xuất có thể có các chứng nhận sản phẩm của họ là an toàn thực phẩm, an toàn để sử dụng trên đồ chơi gỗ hoặc được chứng nhận chất lượng không khí trong nhà lành mạnh. Ví dụ: như dầu lau gỗ Rubio Monocoat.
– Sơn Dầu lau gỗ được áp dụng khác với các sản phẩm hoàn thiện gỗ truyền thống (như sơn ta, sơn pu,…). Mặc dù cách sử dụng là khác nhau, nhưng nó rất đơn giản để làm và không yêu cầu các kỹ năng cần thiết của thợ thủ công để phun sơn gỗ một cách chuyên nghiệp.
– Các sản phẩm dầu lau gỗ đều yêu cầu sau khi lau dầu lên trên bề mặt gỗ, để một vài phút để dầu thẩm thấu vào gỗ rồi sau đó lau sạch phần dầu dư thừa còn lại trên bề mặt bằng vải hoặc khăn thấm nước.
– Mỗi sản phẩm dầu lau gỗ đều có khuyến nghị ứng dụng phù hợp và sử dụng công cụ nào. Hãy nên kiểm tra bảng dữ liệu kỹ thuật của nhà sản xuất (TDS) để biết thông tin sản phẩm chính xác nhất.
– Dựa trên công nghệ và công thức của từng hãng khác nhau, một số hãng dầu lau gỗ cao cấp chỉ cần lau 1 lớp duy nhất trong khi những loại khác cần lau nhiều lớp mới có thể đạt được yêu cầu.
– Do sơn dầu lau gỗ thẩm thấu vào bên trong gỗ, nên ở phần bề mặt chỉ tạo ra 1 lớp bảo vệ gỗ do quá trình oxy hóa dầu. Nên độ bóng trên gỗ rất thấp, khoảng 5% bóng.
– Thời gian khô là thời gian cần thiết để dầu khô hoàn toàn trên bề mặt gỗ. Thường mất từ 24 – 72 tiếng.
– Thời gian tạo lớp bảo vệ là thời gian để dầu lưu hóa hoàn toàn với các phân tử gỗ. Tạo 1 lớp bảo vệ tuyệt đối bề mặt (khả nắng chống thấm nước, tăng độ cứng bề mặt).
– Thời gian tùy thuộc vào các đặc điểm ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng.
– Để đẩy nhanh quá trình làm sơn dầu nhanh khô. Sau khi lau dầu bạn nên để sản phẩm tại nơi khô thoáng, có không khí lưu thông liên tục
– Điều bắt buộc khi sử dụng bất kỳ loại dầu lau gỗ nào là phần hoàn thiện bề mặt gỗ phải cực đẹp. Bất kỳ lỗi nào trên bề mặt gỗ cũng sẽ hiện rõ lên khi lau dầu lên bề mặt, đặc biệt là đối với loại dầu có màu sẽ lộ rất rõ (vết chà xoáy, vết keo thừa,…).
– Dùng giấy nhám càng thô thì càng nhiều dầu sẽ thẩm thấu vào gỗ, mức độ bảo vệ và tuổi thọ càng cao.
– Dùng giấy nhám càng mịn thì càng ít dầu sẽ thẩm thấu vào gỗ, mực độ bảo vệ và tuổi thọ sẽ không đảm bảo.
– Nên tham khảo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.
Giữ vẻ tự nhiên và dầu đánh bóng lên vẻ đẹp vốn có của gỗ.
Không tạo 1 lớp phủ như sơn trên bề mặt gỗ.
Thân thiện với môi trường.
Nhiều tùy chọn màu sắc.
Sơn dầu lau gỗ hoàn toàn có thể sử dụng cho sản phẩm ngoài trời.
Dầu bảo quản gỗ, chống nước và như chất chống thấm cho gỗ.
Sẽ không bao giờ bóc hoặc bong.
Kháng vết bẩn tốt.
Khi được bảo trì đúng cách, không cần chà nhám và sơn lại.
NÊN : Làm sạch bằng cách sử dụng khăn lau khô, chân không, nước hoặc chất tẩy rửa nhà sản xuất.
NÊN : Thực hiện bảo trì theo đề xuất khuyến nghị của nhà sản xuất.
KHÔNG : Khi dầu chưa khô không nên sử dụng khăn ẩm để vệ sinh.
KHÔNG : Sử dụng các sản phẩm làm sạch chung. Có thể sẽ làm lớp dầu phản ứng với chất tẩy rửa.
KHÔNG : Để chất lỏng trên bề mặt trong thời gian dài.
– Vệ sinh nên được thực hiện thường xuyên. Chỉ cần dùng 1 mảnh khăn khô hoặc máy hút bụi. Nếu cần, hãy dùng khăn ẩm hoặc dung dịch làm sạch được khuyến nghị của nhà sản xuất.
– Mẹo: Một số nhà sản xuất thường cung cấp thêm các loại dầu trong nước vệ sinh của họ của họ, nó sẽ cung cấp thêm dưỡng chất cho bề mặt. Sử dụng đồng nhất nước vệ sinh của họ là rất quan trọng để duy trì bề mặt đẹp.
– Một ưu điểm chính của việc hoàn thiện dầu lau gỗ là khi được bảo quản đúng cách, chúng có thể tồn tại suốt đời mà không cần phải chà nhám hay sửa chữa bề mặt.
– Sau 3 – 5 năm bề mặt bắt đầu khô, việc bảo trì là cần thiết. Bảo trì thường làm cho bề mặt trông mới lại như ban đầu, mà không cần chà nhám. Trung bình, việc bảo trì sàn hoặc mặt bàn có thể cần phải xảy ra cứ sau 3-5 năm. Tần suất bảo trì khác nhau và phụ thuộc vào việc sử dụng, chăm sóc và khí hậu.
– Khi được bảo trì đúng cách, các bề mặt được lau dầu sẽ tồn tại “trọn đời” và sẽ đẹp hơn khi thời gian trôi qua
– Bảo dưỡng khi sử dụng dầu lau gỗ dễ dàng hơn, thuận tiện hơn và ít tốn thời gian hơn so với việc bảo dưỡng lớp hoàn thiện tạo màng truyền thống như sơn pu.
– Sửa chữa được thực hiện trên bề mặt dùng dầu lau. Việc này dễ dàng hơn, nhanh hơn và rẻ hơn so với việc sửa chữa các bề mặt được hoàn thiện bằng lớp phủ tạo màng như sơn, thường đòi hỏi phải chà lại toàn bộ lớp sơn và hoàn thiện lại bề mặt.
– So sánh sơn dầu lau gỗ với sơn pu cũng giống như so sánh táo với cam. Vì bản chất 2 loại phủ bề mặt này khác nhau hoàn toàn từ tính chất cho đến cách thi công.
– Sử dụng dầu lau gỗ sẽ không tạo thành lớp nhựa trên bề mặt nên cảm quan không được bóng bảy như phủ lớp sơn. Mặc dù điều này có lợi (về mặt thẩm mỹ và dễ dàng bảo trì, sửa chữa).
– Khi bề mặt gỗ dầu cứng không được bảo trì đúng cách, nó sẽ dễ bị bụi bẩn và giữ vết bẩn lâu hơn.
– Như với tất cả các sản phẩm hoàn thiện hệ dầu. Sau khi thi công phải vứt bỏ vải lau dầu, vật tư thi công vì dầu có thể sẽ gây cháy.
Nguồn: https://www.rubiomonocoatusa.com/blogs/blog/what-is-hardwax-oil
ĐỌC THÊM:
9 Lý Do Bạn Nên Chọn Dầu Lau Gỗ Rubio Monocoat
Dầu Lau Gỗ Rubio Monocoat Bao Lâu Phải Chăm Sóc, Bảo Trì? 2 Lưu Ý Khi Chăm Sóc Bề Mặt
8 Sự Khác Nhau Giữa Dầu Lau Gỗ (Hardwax Oil) Và Hệ Sơn (Sơn Lau Gỗ, Sơn PU,…)
Chia sẻ:
Hãy là người đầu tiên biết về sản phẩm mới, thông tin hữu ích và chương trình khuyến mãi.Chúng tôi hứa không quấy rầy hộp thư của bạn.
Trụ sở Rubio Monocoat Hà Nội:
Showroom chính & Phòng Thí Nghiệm sản phẩm (Tổng diện tích 600m2) tại: Tòa nhà Rubio Monocoat Việt Nam, Lô A2-CN3, đường Thanh Lâm, Cụm Công nghiệp Từ Liêm, Quận Bắc Từ Liêm.
Trụ sở Rubio Monocoat khu vực Hồ Chí Minh:
Tòa nhà Galleria – Tầng 9, số 59 Xa Lộ Hà Nội, P. Thảo Điền, Q.2, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM.
Copyright 2024 © Rubio Monocoat Việt Nam